Trà Ôn: Có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả, tạo được sức lan tỏa
Thứ ba, 10/12/2019

Theo thống kê hiện nay trên địa bàn huyện Trà Ôn có nhiều mô hình sản xuất mang hiệu cao, tạo sức lan tỏa như:  Mô trình trồng cam sành trên đất lúa với thế mạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân được tập huấn tốt về kỹ thuật, diện tích trồng cam trên địa bàn huyện Trà Ôn được mở rộng 4.356,6ha- diện tích cho hiệu quả kinh tế 2.630,2ha chiếm 60,4% (cam sành trên đất lúa 3.142,2ha, chiếm 72,12% diện tích cam sành toàn huyện). Hiệu quả từ cây cam sành là rất lớn; lợi nhuận bình quân từ 150-190 Trđ/ha.Vùng trồng cam sành của huyện tập trung tại các xã: Hựu Thành, Thuận Thới, Trà Côn, Thới Hòa,…

Mô hình trồng Bưởi: Là một trong những loại cây trồng có múi quan trọng của huyện với lợi nhuận ổn định hàng năm 140- 170 Trđ/ha, thời điểm giá cáo lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha; diện tích bưởi của huyện được giữ vững và mở rộng lên 933,7ha. Vùng trồng Bưởi chính của huyện tập trung tại: Lục Sĩ Thành và Phú Thành với 02 loại: bưởi 5 roi và bưởi da xanh.

Mô hình sản xuất lúa giống: Dự án đầu tư xây dựng hệ thống nhân giống và hỗ trợ sản xuất giống lúa được triển khai ở các xã Xuân Hiệp, Thiện Mỹ, Hựu Thành, Hòa Bình. Từ 10 cơ sở sản xuất lúa giống ban đầu, đến nay toàn huyện có trên 25 cơ sở sản xuất lúa giống, trong đó có 02 Hợp tác xã, 01 câu lạc bộ, 22 tổ hợp tác sản xuất với tổng diện tích sản xuất trên 70 ha và 8 cơ sở với 187 hộ tham gia chương trình mượn vốn sản xuất lúa xác nhận, diện tích 250 ha. Mô hình đã tạo sự chủ động về sản xuất, cung cấp lúa giống đạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của địa phương góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân; lợi nhuận bình quân 40- 50 Trđ/ha, cao gấp 3 lần sản xuất lúa hàng hóa.        

Mô hình sản xuất lúa cải tiến: Theo hướng giảm lượng giống gieo sạ, giảm phát thải khí nhà kính quy mô 150ha tại Hòa Bình, Nhơn Bình. Mô hình không chỉ góp phần hạn chế gây ô nhiễm mà đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, lợi nhuận 18-19,6 triệu đồng/ha cao hơn ngoài mô hình 6 triệu đồng/ha. Thời gian tới huyện sẽ tiếp tục phối hợp mở rộng mô hình này ra các xã khác trên địa bàn.

 Mô trình trồng bắp:  Được đầu tư tại xã Vĩnh Xuân, với quy mô ban đầu 10ha. Mô hình mang lại hiệu quả cao với lợi nhuận. Đến nay, mô hình nhân rộng lên 493ha tập trung ở Xuân Hiệp, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành, Phú Thành - năng suất 17- 20 tấn/ha, giá 4.000- 4.500 đồng/kg, lợi nhuận 45- 47 triệu đồng/ha.

Mô hình trồng nhãn kháng bệnh chổi rồng: Toàn huyện hiện có 644,2ha đất trồng nhãn, trong đó diện tích trồng nhãn Idor, thanh nhãn, nhãn da bò kháng bệnh chỗi rồng là 180,5 ha, lợi nhuận bình quân 120-150 triệu đồng/ha.

Mô hình nuôi bò tích lũy vốn: Với phương châm “lấy công làm lời”, tận dụng được công lao động lúc nhãn rỗi người dân nông thôn. Mô hình nuôi bồ được đánh giá là mang hiệu quả cao cho người nuôi, lợi nhuận bình quân 5-6 triệu đồng/con. Hiện nay mô hình nuôi bò với hình thức lũy vốn đã lan rộng ở 13 xã trên địa bàn huyện, với quy mô tổng đàn bò toàn huyện là 23.198 con.

Ngoài ra, còn một số hình trồng màu khác cũng cho hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình trồng dưa hấu, mô hình trồng dưa leo, mô hình trồng củ sắn,…

                                                                                                                             Cẩm Vân

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng