Bón phân cho lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Thứ năm, 23/5/2019

Đối với cây lúa có thể chia ra các đợt bón phân như sau:

CÔNG THỨC PHÂN BÓN: 82N/53-76P2O5/30-60K2O

1. Bón lót

Phân lân, phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh  Rất cần thiết giúp cho cây lúa khỏe ngay từ đầu, hạn chế ngộ độc phèn, ra rễ mạnh, đẻ chồi sớm

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, sạ thưa rất cần bón lót 50% lượng lân

2. Đợt 1 (7 - 10 ngày sau sạ):

- Nên bón phân đợt 1 sớm nhằm giúp cây lúa phát triển tốt ngay từ đầu.

- Bón Urea + Lân, nếu cần thiết bón thêm Kali (trên đất xám, cát, giồng). Lượng bón 30-40%N + 50% P2O5. Nếu đã bón lót 50% P2O5, đợt này chỉ cần bón 25% P2O5

- Tới ngày bón phân, ruộng chưa có nước thì không được bón. Để tránh cây lúa bị mất sức, nên phun phân bón lá. Sau đó có nước, bón phân bình thường.

3. Đợt 2 (18 - 22 ngày sau sạ):

- Bón Urea + Lân (DAP). Lượng bón 30-40%N + 50% P2O5. Nếu đã bón lót 50% P2O5, đợt này chỉ cần bón 25% P2O5.

- Giai đoạn cây ra chồi hữu hiệu (điều chỉnh  mật độ chồi hữu hiệu để đảm bảo số bông trên m2 sau này)

- Giai đoạn điều chỉnh độ đồng đều của ruộng lúa (bón vá áo những chỗ lúa xấu).

- Đối với ruộng sạ mật độ thấp hoặc giống nẩy chồi kém, sử dụng thuốc kích thích phun ngay sau khi bón phân để làm gia tăng số chồi hữu hiệu. Thuốc sử dụng có thể là Atonik pha 10cc cho bình 16 lít mỗi công (1.000 m2) phun 2 bình (lưu ý khi phun thuốc kích thích, ruộng phải có nước, phân bón và khi phun phải giữ đúng nồng độ của thuốc. Nếu phun quá liều sẽ phản tác dụng) hoặc các loại kích kháng: HD02, Comcat, Humate, Plasti, Hydrophos, Super humic…

* Rút nước giữa vụ là biện pháp kỹ thuật quan trọng, rút cạn nước cho đến khi đất khô nứt như dấu chân chim càng tốt. Tùy theo giống lúa dài ngày hay ngắn ngày, giống nẩy chồi kém hay giống nẩy chồi mạnh mà có thể rút nước trong khoảng 25 – 30 ngày sau sạ (cho đến khi bón phân đón đòng) nhằm: Hạn chế chồi vô hiệu mọc, giúp cây lúa tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu; Hạn chế lá ủ ở giai đoạn sau, cây lúa được thông thoáng ít bị sâu bệnh gây hại; Giúp cây lúa phát triển tốt bộ rễ, rễ ăn sâu hơn, hút nhiều dinh dưỡng nuôi bông, cây lúa cứng cáp hơn tránh đổ ngã ở giai đoạn sau; Tiêu các chất độc đã sản sinh trong môi trường yếm khí do đất bị ngập nước lâu ngày.

- Chú ý theo dõi các đối tượng sâu bệnh phát sinh trong thời kỳ này như sâu đục thân, sâu phao, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn...

4. Đợt 3 (khoảng 40 - 50 ngày sau sạ tùy TGST của giống, nhiệt độ và dinh dưỡng ruộng lúa):

Áp dụng theo nguyên tắc không ngày không số.

Không ngày: Ngày bón phân đón đòng không phải do nhà khoa học quyết định, không phải do chủ ruộng quyết định mà phải do ruộng lúa quyết định. Sau khi rút nước giữa vụ (từ 30-40 ngày sau sạ), lúa sẽ chuyển màu từ xanh đậm sang xanh lợt và sang màu vàng chanh. Chờ cho đến khi có ít nhất 2/3 miếng ruộng chuyển sang màu vàng chanh, bóc đòng lúa kiểm tra thấy có tim đèn nhú ra khoảng 1-3mm thì cho nước vào và bón phân đợt 3. Ngày bón phân dứt khoát phải chờ khi lúa có tim đèn nhú ra từ 1-3mm.

Không số: tức là không quyết định bón bao nhiêu mà phải tùy vào màu sắc của đám ruộng.

Chỗ lúa chuyển vàng: bón 50kg Urê + 50 kg KCl/ha

Chỗ lúa xanh lợt: bón 30kg Urê + 50 kg KCl/ha

Chỗ lúa xanh đậm (lúa tốt, chỗ trũng, chỗ gần nhà, tàng cây che bóng..): hoàn toàn không bón đạm, chỉ bón 50-70 kg KCl/ha

Ở giai đoạn này có thể sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng phun ngay khi bón phân đợt 3 giúp cây lúa hút dinh dưỡng mạnh hơn và bảo đảm được số hạt chắc trên bông.

Giai đoạn này cần chú ý bệnh đốm vằn, đạo ôn, cháy bìa lá, sâu cuốn lá, rầy nâu.

5/ Đợt 4 (70 - 75 ngày sau sạ (cong trái me)):

Nếu cần thiết khi lúa có triệu chứng thiếu phân (3 lá trên cùng hơi vàng) ở giai đoạn cong trái me, mới bón thêm mỗi công (1.000 m2) từ 2 - 3 kg phân Urea. Giữ nước đến lúc lúa chín sáp.

Có thể sử dụng một số phân bón lá có chứa N và nhiều Kali vào giai đoạn này như HK 7-5-44 hay một số sản phẩm kích kháng như Humate, HD02, Comcat, Laca soto… để giúp lúa vào gạo nhanh. 

Gia đoạn này cần chú ý bệnh đạo ôn cổ bông, vàng lá, đốm vằn, lem lép, sâu cuốn lá, rầy nâu.

BÓN PHÂN CHO LÚA Ở ĐBSCL THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐBSCL

Bảng 1. Bón phân cho lúa trên đất xám, đất phèn nhẹ

Công thức phân bón 82N : 62P2O: 30-60K2O

Loại Đất

Bón Lót

Đợt 1

7 – 10 Nss

Đợt 2

18– 22 Nss

Đợt 3

Tổng Cộng

Đất phèn nhẹ

Đất xám

 

200 kg lân nung chảy

50kg DAP

50kg Urea

50kg KCl*

20kg DAP

60kg Urea

50kg KCl

40kg Urea

200kg lân

70kgDAP

150kg Urea

50-100kg KCl

Ghi chú: * 50kg KCl ở đợt 1( 7-10NSS) chỉ bón trên đất xám, đất cát

 

Bảng 2. Bón phân cho lúa trên đất phù sa

Công thức phân bón 82N : 53P2O: 30K2O

Loại Đất

Bón Lót

Đợt 1

7 – 10 Nss

Đợt 2

18– 22 Nss

Đợt 3

Tổng Cộng

Đất phù sa

200 kg lân

(lân nung chảy hoặc

lân supe)

30kg DAP

50kg Urea

 

20kg DAP

60kg Urea

50kg KCl

50kg Urea

200kg lân

50kgDAP

160kg Urea

50kg KCl

 

Bảng 3. Bón phân cho lúa trên đất phèn nặng

Công thức phân bón 82N : 76P2O: 30K2O

Loại Đất

Bón Lót

Đợt 1

7 – 10 Nss

Đợt 2

18– 22 Nss

Đợt 3

Tổng Cộng

Đất phèn

nặng

200 kg lân

(lân nung chảy)

50kg DAP

50kg Urea

 

50kg DAP

50kg Urea

50kg KCl

40kg Urea

200kg lân

100kgDAP

140kg Urea

50kg KCl

Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK - phân chuyên dùng Đầu Trâu   

- Phân bón lót: Đầu Trâu Mặn Phèn: N: 4%, P2O5: 14%, CaO: 20%, SiO2: 14%, vi lượng tổng số: 1000 ppm.

- Phân bón thúc tăng trưởng: Đầu Trâu TE A1: N: 21%, P2O5: 14%, K2O: 7%, Penac: 0,2%, Agrotain: 0,06%, Avail: 0,05, Trung vi lượng tổng số: 2,5%

- Phân bón thúc nuôi đòng, nuôi hạt: Đầu Trâu TE A2: N: 14%, P2O5: 7%, K2O: 21% Penac: 0,2%, Agrotain: 0,06%, Avail: 0,01, Trung vi lượng tổng số: 2,5%

Lượng phân sử dụng được khống chế là chất đạm (N), dao động từ 75-80 kgN/ha. Lượng lân (P205) và Kali ( K20) dao động từ 30-40P205 và 30-35 K20 đối với trường hợp sử dụng phân đơn, còn trường hợp phân NPK thì P và K phụ thuộc vào tỷ lệ N:P:K chứa trong phân NPK quyết định. Khi bón ở mức N nói trên mà lượng P205 và K20 có cao hơn không nhiều so với mức khuyến cáo trong công thức bón phân đơn vẫn được vì lân cần thiết cho đất phèn mặn.

Cụ thể thời gian và liều lượng bón được thể hiện trong bảng dưới đây

Bảng 4. Bón phân cho lúa trên đất xám, đất phèn, phèn nhiễm mặn (phân hỗn hợp) 

Loại phân

Thời kỳ bón và lượng bón (kg/ha)

Bón lót

Thúc 1 (7-10 NSS)

Thúc 2 (18-22 NSS)

Thúc 3 - Đón đòng (có tim đèn: 38-45 NSS)

Đầu Trâu Mặn Phèn

200-250

 

 

 

Đầu Trâu TE-A1

 

100-120

120-130

 

Đầu Trâu -TE-A2

 

 

 

100-120

Công thức phân: 68-79N + 65-78P20+ 36-43 K20 + 40-50 Ca0 + 28-35Si20+ TE

Sử dụng phân đơn có chất tiết kiệm đạm:

- Phân bón lót: Đầu Trâu Mặn Phèn: N: 4%, P2O5: 14%, CaO: 20%, SiO2: 14%, vi lượng tổng số: 1000 ppm.

- Đầu Trâu 46A+ (46% N và chất tiết kiệm đạm Agrotain),

- Đầu Trâu kali (60% K2O và chất tăng hiệu quả sử dụng phân bón)

(nếu không có phân Đầu Trâu kali thì sử dụng phân kali thông thường khác)

Bảng 5. Bón phân cho lúa trên đất xám, đất phèn, phèn nhiễm mặn (phân đơn)

Loại phân

Thời kỳ bón và lượng bón (kg/ha)

Bón lót

Thúc 1

(7-10 NSS)

Thúc 2

(18-22 NSS)

Thúc 3 - Đón đòng (có tim đèn: 38-45 NSS)

Đầu Trâu Mặn Phèn

300 -350

100-150

 

 

Đầu Trâu 46A+

 

10-15

50-55

25-30

Đầu Trâu Kali hoặc kali khác

 

 

25-30

40-45

Công thức phân: 53-66N + 56-70P20+  39-45 K20 + 80-100Ca0 + 56-70Si203+ TE

Chú ý:

Trên đất xám, đất phèn, lượng đạm có thể bón thêm từ 30-50 kg Đầu Trâu 46A+ cho 1 ha

Trên đất phù sa, phèn ít, tùy theo thực trạng của đất, tình trạng sinh trưởng phát triển của cây có thể điều chỉnh liều lượng phân bón lót Đầu Trâu mặn phèn trong khoảng từ 100-200 kg/ha.

BBT – Nguồn: KNQG

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng