TRUNG TÂM DỊCH VỤ KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CHUYỂN GIAO LÚA GIỐNG, VẬT TƯ CHO NÔNG DÂN XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT LÚA ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Thứ hai, 7/11/2022

Thúy Liễu- TTDVKTNN

Thực hiện dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021-2025”, triển khai thực hiện trong năm 2022, đầu tháng 10/2022, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp đã chuyển giao lúa giống, vật tư cho nông dân tham gia mô hình trên địa bàn huyện Long Hồ và huyện Trà Ôn. Từ nguồn hỗ trợ này bà con sẽ xây dựng mô hìnhsản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậu cho vụ Đông Xuân 2022-2023.

Lúa giống được chuyển giao là các giống lúa OM18, OM6976 cấp xác nhận, có năng suất, chất lượng tốt,thích hợp với điều kiện canh tác địa phương, dễ tiêu thụ, đặc biệt là có khả năng chống chịu điều kiện phèn, mặn. Phân bón được chuyển giao cũng là các loại phân bón thế hệ mới giúp giảm thất thoát phân bón và giúp cây lúa giảm ngộ độc mặn phèn, tăng khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi.

Để xây dựng mô hình trình diễn, nông dân được hỗ trợ 50% lúa giống, 50% vật tư nông nghiệp. Ngoài ra, mỗi điểm trình diễn còn được hỗ trợ 50%kinh phí mua thiết bị đo độ mặn và pH nhằm giúp quản lý hiệu quả điều kiện đất, nước của mô hình trước khi gieo sạ và trong cả quá trình sản xuất.

Theo kế hoạch năm 2022, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp sẽ hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất lúa ứng phó với biến đổi khí hậuvới tổng quy mô 200 ha trên địa bàn 4 huyện: Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn và Vũng Liêm. Trung tâm đã hoàn thành giao lúa giống và vật tư cho các điểm mô hình trên địa bàn 2 huyện Long Hồ và Trà Ôn với tổng diện tích 60 ha, 50 hộ nông dân tham gia. Các điểm mô hình trên địa bàn 2 huyện còn lại, đến cuối tháng 10 Trung tâm sẽ tiếp tục chuyển giao để nông dân sản xuất vụ Đông Xuân2022-2023. 

Việc triển khai mô hình nhằm trang bị cho nông dân sản xuất lúa các kiến thức cần thiết về tác động xấu của biến đổi khí hậu, đồng thời biết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật giúp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, qua mô hình cũng nhằm giúp nông dân nhận thấy và dần thay đổi các tập quán canh tác đã tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái hiện nay như đốt rơm, lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, … góp phần chung tay giảm phát thải khí nhà kính.

 

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng