QUY TRÌNH TRỒNG KHỔ QUA GHÉP GỐC MƯỚP (PHẦN 1)
Thứ ba, 8/11/2022

1. GIỐNG

- Giống làm gốc ghép:giống mướp Đài Loan VG-17-001 chuyên làm gốc ghép đã được công ty Known-you seed ở Đài Loan nghiên cứu tuyển chọn thành công, có đặc tính sinh trưởng rất khỏe và đã thương mại hóa chuyên làm gốc ghép cho cây rau họ dưa bầu bí.

- Giống làm ngọn ghép: giống được trồng phổ biến tại địa phương, giống khổ qua Đồng Tiền Vàng 1268 do Công ty TNHH hạt giống Tân Lộc Phát phân phối. Trái có màu xanh nhạt, bóng, không bị nứt trái trong mùa mưa, thu hoạch ở 38-40 ngày sau khi gieo, trồng được quanh năm.

2. GIEO CÂY CON

* Chuẩn bị vườn ươm cây con

- Vườn ươm cây con cần bố trí nơi có đầy đủ ánh sáng, thoáng mát, thoát nước tốt thuận tiện cho việc theo dõi và chăm sóc.

- Cây con được sản xuất trong nhà lưới hạn chế được côn trùng như bù lạch, rầy phấn trắng, rầy mềm chích hút truyền bệnh khảm, bệnh hại và các điều kiện bất lợi do thời tiết gây ra ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây con, nên tạo sản xuất được cây giống khỏe.

* Gieo hạt: Hạt khổ qua ngâm ủ trước hạt mướp 2 ngày

Hạt giống được xử lý qua nước ấm ở 45-50oC ngâm 2 giờ và được ủ trong khăn ẩm khoảng 2-3 ngày, khi hạt mướp nhú mầm bắt đầu gieo vào ly nhựa đã chuẩn bị sẵn (gồm đất, phân hữu cơ, xơ dừa), đặt khay nơi có nhiều ánh nắng để cây con lên đều và phát triển tốt.

(a)

(b)

(c)

(d)

 

Hình 1. (a) Ngâm hạt giống (b) Hạt mướp nẩy mầm sau khi ủ 2 ngày trong khăn sạch, (c) Gieo hạt mướp và (d) Gieo khổ qua vào ly bầu

- Chăm sóc cây con vườn ươm

Sau khi gieo hạt 5-7 ngày, tưới thêm phân NPK 20-20-15 liều lượng 20-30 g/10 lít nước (ngâm trước 5 giờ), định kỳ 5-6 ngày/lần.

* Lưu ý:

- Tưới nước: đảm bảo cây con đủ ẩm.

- Thường xuyên thăm cây, kịp thời phát hiện sự xuất hiện của sâu bệnh để có biện pháp phòng trị hiệu quả. Nên lưu ý một số đối tượng sâu bệnh trong vườn ươm như rầy phấn trắng, bù lạch, rầy mềm và bệnh héo cây con … (xem phần sâu bệnh).

- Khi gốc mướp được 3-4 lá thật khoảng 13-15 ngày sau khi gieo (NSKG) thì tiến hành ghép. Cây khổ qua được 15-17 NSKG thì tiến hành ghép.

3. GHÉP VÀ CHĂM SÓC SAU GHÉP

- Chuẩn bị phòng thuần dưỡng sau ghép: được thiết kế để giữ ẩm độ, nhiệt độ phù hợp ghép cây, dùng lưới đen và chọn nơi có bóng mát làm phòng ghép là tốt nhất.

- Ghép cây: Áp dụngphương pháp ghép nối ống cao su.

+ Cắt lấy gốc ghép mướp:Dùng lưỡi lam cắt thân chính ngay trên 2 lá mầm một gốc 30-40o vết cắt phẳng, sao đó lấy ống cao su (ấn khoảng nửa ống) vào gốc ghép mướp vừa cắt. Lồng thân mướp vào ống cao su cho chặt, lưu ý cần chăm bón điều chỉnh trên gốc ghép với ống cao su trước khi ghép.

+ Cắt lấy phần ngọn nghép khổ qua: Ngón tay cái và giữa kẹp 2 lá mầm, gốc thân khổ qua nằm trên ngón trỏ, dùng lưỡi lam cắt vát 30-40o phần gốc thân khổ qua (mặt cắt nằm trên cạnh lớn của thân khổ qua để bề mặt tiếp xúc với thân mướp lớn), đầu nhọn của vết cắt cách cuống lá mầm khoảng 1,0-1,2 cm. Đẩy nhẹ ngọn khổ qua vào ống cao su (đã có gốc ghép) đảm bảo 2 mặt cắt áp sát vào nhau, đường kính ngọn khổ qua nhỏ hơn nhiều so với đường kính gốc ghép và ống ghép. Đây là khâu quyết định lớn tỷ lệ sống sau ghép. Lưu ý chiều dài ống ghép chỉ khoảng 5-6 mm.

 

(a)

(b)

(c)

(d)

(e)

(f)

Hình 3. Các bước thực hiện ghép khổ qua lên gốc mướp (a) Cây mướp 15 ngày tuổi và cây khổ qua 17 ngày tuổi; (b) Cắt xéo gốc mướp ngay trên lá thật thứ nhất; (c) Cắt lấy ngọn khổ qua; (d) Ấn nửa ống cao su vào vết cắt của ngọn khổ qua; (e) Ấn sát khổ qua có ống cao su vào mặt cắt của gốc mướp và (f) Cây ghép hoàn chỉnh

 (Còn tiếp)

 

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng