Hướng dẫn xuất khẩu trái bưởi tươi sang thị trường EU - Phần 1
Thứ năm, 19/5/2016

Trong giai đoạn 2007-2012, sản lượng nhập khẩu bưởi da xanh tươi của thị trường châu Âu rất ổn định. Giá của mặt hàng này tăng cao trong hai năm trở lại đây. Quả bưởi được nhập khẩu vào EU theo nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu là từ Hà Lan. Báo cáo dưới đây sẽ cung cấp thông tin về đặc điểm, số liệu, xu hướng, các kênh phân phối và phân khúc thị trường, mức độ cạnh tranh của mặt hàng bưởi tươi tại thị trường châu Âu (bao gồm các nước thuộc Liên minh châu Âu – EU và thành viên của Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu – EFTA) .

Định nghĩa sản phẩm

Bưởi là loại quả có xuất xứ từ châu Á, thường có màu xanh lá hoặc vàng. Đây là loại quả lớn nhất trong họ cam quýt và có thể nặng đến 2kg. Yêu cầu tối thiểu để mặt hàng này được lưu thông trên thị trường là đường kính đạt 10cm và cân nặng khoảng 400g. Bưởi thường được trồng tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bảng 1: Mã phân loại hàng hóa của mặt hàng bưởi

Số

Sản phẩm

08054000

Bưởi tươi hoặc sấy khô

Nguồn: Cơ quan thống kê EU (Eurostat)

Đặc điểm sản phẩm

Phần này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về yêu cầu và tiêu chuẩn thương mại bao gồm chất lượng, kích cỡ, đóng gói, bao bì của mặt hàng bưởi. Việc liên lạc với người mua nhằm biết thêm các thông tin chi tiết luôn được ưu tiên.

Chất lượng

-  Mặt hàng bưởi được chia làm ba loại: loại đặc biệt, loại I và loại II. Quả bưởi ít nhất phải còn tươi và nguyên vẹn cùng với đó là không có sâu bọ, không bị hư hỏng do nhiệt độ thấp, không bị dập và có thể chịu được trong quá trình chuyên chở và đóng gói.

-  Hoa quả nhập khẩu từ nước thứ 3 vào EU phải đảm bảo những tiêu chuẩn của thị trường hoặc các tiêu chuẩn tương đương. Việc kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm phải được thực hiện trước khi thông quan vào EU trừ trường hợp các lô hàng nhỏ mà cơ quan thanh tra đã đánh giá có ít rủi ro. Tại một số nước thứ 3 đã được EU chứng nhận về mức độ phù hợp của sản phẩm thì việc kiểm tra, đánh giá trên có thể được thực hiện bởi các cơ quan của nước đó.

Kích cỡ và bao bì

-  Bưởi được phân loại dựa vào mã số kích cỡ từ 0 đến 7. Mức thấp nhất có đường kính 10cm và cân nặng 400g trong khi đó mức cao nhấp với đường kính là 11,8cm và cân nặng 700g. Mã này không được áp dụng với các sản phẩm có đường kính vượt quá 17cm và cân nặng trên 1,9kg.

-  Bưởi thường được đóng gói trong các túi lưới riêng biệt.

-  Yêu cầu về đóng gói có thể khác nhau tùy vào phân khúc thị trường và người tiêu dùng. Tuy vậy, sản phẩm ít nhất phải được đóng gói cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng, độ tươi và tránh hư hỏng. Hãy thảo luận với khách hàng về phương thức đóng gói mà họ ưa thích. Đối với hàng bán buôn, bưởi thường được đóng trong các thùng carton hoặc sọt với nhiều kích cỡ khác nhau.

Nhãn mác

Nhãn mác phải tuân thủ theo các điều luật và điều lệ của thị trường EU và EFTA. Nếu không thể nhìn thấy ở bên ngoài, tên sản phẩm hoặc các tên gọi tương tự, tên thương mại phải được ghi trên bao bì.

-  Những thông tin nên có trên nhãn mác của quả bưởi nói riêng và các sản phẩm trái cây tươi nói chung bao gồm:

+ tên của sản phẩm

+ nhận diện thương mại: chủng loại, kích cỡ (mã số), số lượng, khối lượng tịnh

+ tên và địa chỉ của nhà sản xuất

+ tên nước xuất xứ

-  Ngoài ra, bất kì logo chứng nhận nào nếu phù hợp đều có thể được sử dụng; ví dụ logo của nhà bán lẻ có thể dùng trong trường hợp nếu sản phẩm đó là nhãn hiệu riêng của họ. Bảng liệt kê các thành phần là không bắt buộc đối với mặt hàng trái cây tươi; trừ một số quy định khác. Trong trường hợp này, sản phẩm phải có danh sách và số lượng những loại quả thành phần ghi trên bao bì. Đối với mặt hàng bưởi, bạn có thể dán một hình vẽ nhỏ trên bao bì hướng dẫn cách bóc vỏ.

-  Thị trường EU yêu cầu phải ghi rõ loại quả bưởi (loại đặc biệt, loại I, loại II) trên bao bì.

-  Quy định mới số 1169/2011 (EU) đã thiết lập các nguyên tắc chung, yêu cầu và trách nhiệm trong việc quản lý thông tin thực phẩm hay cụ thể hơn là việc ghi nhãn sản phẩm. Quy định này đưa ra các phương thức giúp bảo vệ quyền của người tiêu dùng trong việc tiếp cận với thông tin sản phẩm và những thủ tục đối với các doanh nghiệp trong việc này. Điều này cũng phù hợp với sự cần thiết của việc cung cấp thông tin một cách chính xác và linh hoạt nhằm đáp ứng sự phát triển và những yêu cầu mới về thông tin trong tương lai.

Yêu cầu của người mua đối với mặt hàng rau quả tươi

Yêu cầu của người tiêu dùng có thể được chia ra làm 3 nhóm: (1) yêu cầu bắt buộc: những yêu cầu tối thiểu để hàng hoá được phép thâm nhập thị trường ví dụ như yêu cầu về pháp lý; (2) yêu cầu thông thường: những yêu cầu mà các đối thủ cạnh tranh đã thực hiện hay nói theo cách khác là những điều cần tuân thủ theo để tồn tại trên thị trường; (3) yêu cầu đặc biệt: yêu cầu dành cho những phân khúc đặc biệt.

Yêu cầu thông thường

Chứng nhận bảo đảm

Do an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu tại EU nên những chứng nhận đảm bảo có thể phải nộp nhiều hơn 1 lần.

Global G.A.P.

Chứng nhận an toàn thực phẩm thường được sử dụng là Global G.A.P, đặc biệt khi xuất khẩu mặt hàng trái cây và rau củ tươi sang thị trường EU. Global G.A.P là một tiêu chuẩn trước khi ra khỏi trang trại bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp, từ lúc cây chưa được gieo trồng cho đến lúc ra sản phẩm thô (quá trình chế biến không được tính đến).

Các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác có thể được yêu cầu là BRC và IFS, FSSC22000 hoặc SQF. Các hệ thống quản lý kể trên chỉ là yêu cầu bổ sung bên cạnh GLOBAL G.A.P và chúng cũng kiểm soát quá trình sản phẩm từ trang trại đến người mua.

Người tiêu dùng có sở thích khác nhau khi lựa chọn một hệ thống quản lý nhất định, vì vậy nên xác định loại hệ thống quản lý nào được ưa dùng hơn. Ví dụ, các nhà bán lẻ Anh thường yêu cầu BRC còn IFS thường được yêu cầu tại đa số các nước khác. Tất cả các hệ thống quản lý trên đều được công nhận bởi tổ chức “Sáng kiến an toàn thực phẩm toàn cầu” (GFSI); nên chúng được chấp nhận bởi một số lượng lớn nhà bán lẻ. Tuy nhiên, trên thực tế một số người mua vẫn ưa thích một hệ thống quản lý nhất định.

Lời khuyên:

• Global G.A.P là rất cần thiết khi xuất khẩu trái cây sang thị trường EU, vì vậy nên làm quen với loại chứng nhận này

• Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phổ biến nhất tại thị trường mục tiêu.

• Tìm hiểu thêm về các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác tại Standards Map (Bản đồ Tiêu chuẩn).

Tiêu chuẩn chất lượng

Người tiêu dùng EU thường yêu cầu hàng hoá phải đạt tiêu chuẩn của Uỷ ban kinh tế châu Âu Liên Hợp Quốc (UNECE) và Uỷ ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC). Chất lượng ở đây liên quan đến cả an toàn thực phẩm lẫn chất lượng thực phẩm. Trong thực tế, an toàn thực phẩm chỉ là một phần của chất lượng thực phẩm. Do thực phẩm không được coi là chất lượng nếu như gây hại cho sức khoẻ cũng như nguy hiểm cho người tiêu dùng nên chất lượng thực phẩm còn quan trọng hơn cả an toàn thực phẩm. Chất lượng thực phẩm cũng đề cập đến đặc điểm cụ thể của thực phẩm, chủ yếu là từ quan điểm của người tiêu dùng, bao gồm đặc điểm bên trong và bên ngoài. Các tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất bởi các nhà nhập khẩu và thương nhân EU được phát triển UNECE và CAC. Các tiêu chuẩn UNECE thường được sử dụng trong thực tế hàng ngày và được coi là một tài liệu tham khảo thông số kỹ thuật sản phẩm đối cho các nhà nhập khẩu.

Lời khuyên:

Hãy đảm bảo rằng sản phẩm bạn cung cấp đáp ứng được những chất lượng như đã thoả thuận.

Yến Thanh (st) - Nguồn Cục xúc tiến thương mại

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 94)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng