Xuân Hiệp: Hiệu quả từ mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên lúa kết hợp xuống giống tập trung, đồng loạt né rầy vụ Thu Đông năm 2019
Thứ năm, 14/11/2019

Trên địa bàn huyện Trà Ôn, sản xuất lúa 3 vụ/ năm lâu dần dẫn đến đất canh tác bạc màu do đó để năng suất đạt tối đa nông dân không ngần ngại tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Mô hình được thực hiện tại ấp Hồi Phước- Xuân Hiệp- Trà Ôn

Trong những năm qua lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng dần, góp phần gây bùng phát nhiều loại dịch hại trong tương lai ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và đặc biệt là mất an toàn thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Nhằm giúp nông dân cập nhật thêm kiến thức sử dụng phân, thuốc, cách sử dụng phân thuốc ở từng thời điểm, ngưỡng phòng trừ các đối tượng dịch hại đạt hiệu quả. Đồng thời có thể gia tăng mật số thiên địch theo từng giai đoạn để giảm số lần phun thuốc sâu, rầy, nhện nhằm giảm chi phí sản xuất, gia tăng hiệu quả kinh tế, tăng hiệu quả trong bảo vệ môi trường đặc biệt là sức khỏe con người Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Vĩnh Long kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Trà Ôn đã thực hiện mô hình “Mô hình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa” vụ Thu Đông năm 2019 tại xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn.

Mô hình thực hiện với diện tích 01 ha với đầu tư 100% kinh phí tập huấn với 06 lần tập huấn gắn với 06 chuyên đề sát với tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, kết hợp vừa lý thuyết và thực hành nhằm giúp nông dân cập nhật kiến thức mới và áp dụng vào thực tế từng bước giúp nông dân củng cố và xây dựng nền tảng kiến thức canh tác của bản thân tốt nhất; 30% vật tư nông nghiệp, phân N-P-K  là 30%, giống 50kg/ha, phần còn lại do nông dân đối ứng vào. Số nông dân tham gia mô hình 25 người. Thực hiện tại ấp Hồi Phước- Xuân Hiệp- Trà Ôn, trong vụ Thu Đông năm 2019.

Nông dân tham gia mô hình với tinh thần nhiệt tình, nghiêm túc, trong buổi học tích cực trao đổi với giảng viên để nâng cao kiến thức cá nhân và áp dụng vào canh tác lúa.

Đến nay, lúa đã thu hoạch và tổng kết xong, mô hình đã mang lại kết quả khả quan như: mô hình gieo sạ thưa hơn so với nông dân từ 20- 40 kg/ha, Năng suất mô hình đạt cao hơn, lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình 05 triệu /ha, giá thành sản xuất lúa thấp là 500- 600 đồng/kg; đặc biệt nông dân giảm số lần phun thuốc trừ sâu, trừ rầy trên vụ từ  1- 3 lần, nhận dạng được sâu bệnh và một số thiên địch trên lúa. Đây là tiền đề cơ bản giúp nông dân từng bước sản xuất lúa theo hướng an toàn bền vững, khẳng định chất lượng lúa gạo Việt Nam trong thời gian tới.

Chí Hiếu (Văn phòng Huyện ủy Trà Ôn)

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng