Huyện Mang Thít: Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020
Thứ sáu, 2/8/2019

Ban chỉ đạo Giảm nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới (BCĐ.GNBV&XDNTM) huyện Mang Thít vừa  tổ chức Hội nghị tổng  kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng  nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2011-2020. Đến tham dự Hội nghị có Văn phòng nông thôn mới tỉnh, Đồng chí Nguyễn Thành Tâm, Phó Bí thư  Huyện ủy, các đồng chí Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chỉ đạo NTM  huyện; Bí thư, chủ tịch UBND các xã; Văn phòng NTM huyện.  

 

     

Ông Nguyễn Văn Diên, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo

 Giảm nghèo bền vững - xây dựng nông thôn mới huyện phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

             Huyện Mang Thít chính thức triển khai thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) vào năm 2011, khi mới bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xã đạt tiêu chí cao nhất là 05 tiêu chí xã đạt thấp nhất là 01 tiêu chí.

             Sau gần10 năm triển khai thực hiện phần lớn  các chỉ tiêu, tiêu chí được cải thiện cả về chất lượng và số lượng. Kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được đầu tư  đồng bộ, phát huy  hiệu quả cao trong sản xuất, dân sinh; đời sống, vật chất, tinh thần  của người dân được cải thiện  rõ rệt, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Đến nay toàn huyện đã có 12/12 xã đã hoàn thành công tác Quy hoạch xây dựng NTM; Cơ sở hạ tầng luôn được quan tâm, đầu tư, nâng cấp bằng nhiều nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, huyện, địa phương và sự góp sức của người dân theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, gần 10 năm qua với tổng nguồn vốn trên 1,081,232 tỷ đồng,  thực hiện đến nay đã có: 6/12 xã đạt tiêu chí giao thông, tiêu chí Trường học, Tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa và tiêu chí Nhà ở dân cư. (chiếm tỷ lệ 50%); 12/12 xã đạt tiêu chí thủy lợi, tiêu chí điện, tiêu chí Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn và chỉ tiêu về cơ sở y tế,  nước sạch (chiếm tỷ lệ 100%) .

 Phát triển sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất người dân nông thôn trong những năm qua huyện cũng đã ưu tiên đầu tư tập trung cho công tác chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung có hiệu quả, thực hiện các quy trình sản xuất theo hướng GAP,VietGAp nhằm tạo bước phát triển bền vững trong nông nghiệp, từ những việc làm có hiệu quả đã từng bước nâng cao dần  mức thu nhập của người dân nông thôn, đến cuối  năm 2018 mức thu nhập bình quân đầu người trong toàn huyện là 33,7 triệu đồng/người/năm so năm 2011 là 14,2 triệu đồng/người/năm tăng 19,5 triệu đồng và có 6/12 xã đạt tiêu chí thu nhập ( chiếm tỷ lệ 50%).

Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường cũng được đầu tư đúng mức; huyện có 12/12 xã đạt tiêu chí Giáo dục, tiêu chí Văn hóa, chỉ tiêu về BHYT ( chiếm tỷ lệ 100%) và 9/12 xã đạt các chỉ tiêu về  môi trường.

            Ngoài đầu tư trên, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước đến các đơn vị cấp xã, từng bước đáp ứng tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ, cải cách hành chính, đảm bảo truyền nhận thông tin đa chiều an toàn và nhanh chóng. Đến nay có 100% UBND các xã và cán bộ công chức đã thực hiện, đạt 10/12 xã về tiêu chí Thông tin và truyền thông ( chiếm tỷ lệ 83%).  Hệ thống tổ chức chính trị xã hội ngày càng vững mạnh, tình hình quốc phòng và an ninh ổn định

Phong trào  thi đua “ Mang Thít  chung sức xây dựng NTM” đã được nhân dân đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng sâu rộng. Người dân ngày càng thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc cùng chính quyền chung sức xây dựng nông thôn mới; thể hiện qua những việc làm cụ thể: Tự chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình vệ sinh… bên cạnh còn có rất nhiều người dân hiến đất đai, hoa màu, cây trồng, đóng góp ngày giờ công, tiền mặt với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng.

 Trong 10 năm qua có nhiều cá nhân; tập thể được Trung ương, UBND tỉnh, UBND huyện khen thưởng tiêu biểu trong phong trào đóng góp xây dựng NTM, cụ thể: từ năm 2011 đến nay Trung ương khen thưởng cho 2 tập thể, 6 cá nhân; UBND tỉnh khen thưởng cho 39 tập thể, 95 cá nhân; UBND huyện khen thưởng cho 595 tập thể và 1.493 cá nhân.

Đến nay chương trình đã đạt được những kết quả rất cụ thể: có 06 xã được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM (Long Mỹ, Tân Long, Chánh Hội, An Phước, Mỹ Phước, Tân An Hội). Các xã còn lại đạt từ 10 -14 tiêu chí.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Trưởng Ban BCĐ.GNBV&XDNTM huyện  chỉ đạo tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong những năm tiếp theo:

            1. Xác định xây dựng NTM  là một quá trình lâu dài, cần có lộ trình hợp lý, tiến hành từng bước. Vì vậy Quy hoạch  NTM được xác định phải đi trước làm cơ sở cho triển khai các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, văn hóa- xã hội. Trong quá trình thực hiện đề án quy hoạch phải có tính khả thi cao, có mang tính thực tế; cần đưa ra giải pháp để đảm bảo đề án quy hoạch thời gian tới phải được áp dụng thực hiện một cách có hiệu quả, hạn chế tối đa việc bổ sung, điều chỉnh.

            2. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được xem như là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới. Từ thực tiễn cho thấy, xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi phải có có một nguốn lực rất lớn (nguồn vốn, đất đai, nguồn lực con người...)Trong thời gian tới: Cần huy động tốt, ngoài nguồn vốn từ ngân sách, vốn tín dụng, từ lồng ghép các chương trình, thì việc tuyên truyền  vận động trong cộng đồng dân cư là hết sức đặc biệt quan tâm.

            3. Phát triển sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập là một trong những nội dung chủ yếu của đề án xây dựng NTM, để tạo sự phát triển bền vững. Đây là một vấn đề  vô cùng khó khăn  cần đặc biệt quan tâm. Thời gian tới chúng ta cần phải có những giải pháp để đầu tư, cũng cố  và nhân rộng cách làm hay các mô hình hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã, tổ hợp tác; đồng thời  gắn với đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ  để có sự phát triển bền vững, góp phần to lớn tăng thu nhập cho người dân nông thôn đáp ứng yêu cầu kế hoạch đề ra.

            4. Cần có giải pháp  để đẩy nhanh  tỷ lệ người dân tham gia BHYT, nâng cao số lượng, chất lượng gia đình văn hóa, ấp văn hóa thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng..., huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách, giảm tỷ lệ hộ nghèo bền vững, tăng cường quản lý nhà nước để giảm thấp nhất về gây ô nhiểm môi trường trên địa bàn huyện...

            5. Thành công trong XD NTM còn phải khẳng định đến công tác tổ chức bộ máy, vấn đề chỉ đạo điểm, về phân công giao việc, việc kiểm tra uốn nắn sơ tổng kết....  Thời gian tới việc chọn xã điểm, xã chọn ấp điểm, hàng năm chọn tiêu chí đăng ký để về đích; phân công nhóm phụ trách tiêu chí, cá nhân phụ trách tiêu chí...Các vấn đề trên tiếp tục làm tốt hơn, hiệu quả hơn...

            Xây dựng NTM vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng  trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Xây dựng NTM là quá trình lâu dài và chắc chắn còn nhiều khó khăn. Điều đó  cần sự nổ lực và phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và sự tham gia tích cực của người dân. Những kết quả bước đầu đạt được hôm nay, chúng sẽ là kinh nghiệm để huyện Mang Thít tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, sáng tạo trong huy động sức mạnh tập thể  để tạo tiền đề vững chắc, sớm về đích trong lộ trình xây dựng NTM của huyện.

                                     Bài, ảnh: Hồng Dung ( phòng NN&PTNT huyện Mang Thít)

 

Các thông tin khác:
Hiển thị kết quả 1-10 (của 100)
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10Trang đầu « Lùi · Tới » Trang cuối
  Giỏ hàng